Các hình thức xét nghiệm sùi mào gà

Là một trong 10 bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm, sùi mào gà đã và đang để lại nhiều sự ám ảnh không chỉ cho riêng bản thân người bệnh mà cả cộng đồng. Để phát hiện sùi mào gà, bên cạnh việc dựa vào các biểu hiện lâm sàng, thì để chẩn đoán bệnh các bác sỹ còn chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng khác. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, điều kiện cơ sở vật chất tại phòng khám, bệnh viện mà các bác sĩ chỉ định thực hiện các hình thức xét nghiệm sùi mào gà khác nhau

Các hình thức xét nghiệm sùi mào gà

Theo các chuyên gia tại Phòng khám Đa khoa quốc tế Hà Nội, để xác định được người bệnh có mắc phải virus HPV gây bệnh sùi mào gà hay không, các bác sỹ sẽ phải tiến hành một số các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm máu

Hình thức xét nghiệm này chỉ áp dụng với những trường hợp chưa xuất hiện các triệu chứng của bệnh mà chỉ nghi ngờ bị nhiễm bệnh. Bác sỹ sẽ tiến hành lấy mẫu máu của bệnh nhân để kiểm tra xem trong máu có chứa virus HPV không và từ đó mới có thể kết luận người bệnh có bị sùi mào gà hay không.

Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm

Là hình thức xét nghiệm trực tiếp các nốt sùi, u nhú để xem trong các mẫu vật này có chứa virus HPV không. Ngoài ra, thông qua xét nghiệm này, bác sỹ cũng có thể kiểm tra xem bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nào.

Xét nghiệm dịch

Virus HPV thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục, đặc biệt là nơi có nhiều dịch tiết (dịch âm đạo ở nữ giới và dịch niệu đạo ở nam giới). Bác sỹ sẽ lấy các mẫu dịch tiết ở các bộ phận này để kiểm tra xem có chứa virus HPV gây bệnh sùi mào gà hay không.

Bệnh sùi mào gà nếu không được hỗ trợ điều trị sớm sẽ làm ảnh hưởng đời sống sinh hoạt đối với người bệnh. Đặc biệt những người bị nhiễm virus HPV typ 16 hay 18 còn có khả năng bị ung thư (dương vật, âm đạo, vòm họng, mù lòa). Bệnh còn có thể gây ra tình trạng vô sinh – hiếm muộn và lây lan cho cộng đồng một cách nhanh chóng.

Triệu chứng chính của bệnh sùi mào gà chính là các nốt mụn thịt màu hồng nhạt xuất hiện ở bộ phận sinh dục, miệng, hậu môn (nếu quan hệ tình dục qua những con đường này). Những nốt mụn này thường mọc đơn lẻ và không gây ra tình trạng đau đớn hay ngứa ngáy. Tuy nhiên, khi chúng phát triển sẽ tập trung lại thành từng cụm giống như mào gà, hoa súp lơ, gây ra sự khó chịu cho người bệnh mỗi khi đi lại, gây mất thẩm mỹ. Khi gặp sang chấn hoặc bị tác động, các nốt mụn này có thể bị trầy xước và vỡ ra gây chảy máu. Ngay khi thấy các biểu hiện kể trên, người bệnh cần chủ động đến các cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn, làm các xét nghiệm chẩn đoán, chữa trị hiệu quả.

Các bạn cũng cần lưu ý nếu muốn việc xét nghiệm sùi mào gà cho kết quả chính xác thì hãy lựa chọn những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và chất lượng. Bởi nếu thực hiện ở những địa chỉ không có đầy đủ trang thiết bị y tế, hoặc máy móc đã cũ, lâu đời thì kết quả xét nghiệm thường không được chính xác, điều này sẽ khiến bác sỹ điều trị sai bệnh, sai thuốc và gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.

Hi vọng những thông tin vừa cung cấp trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về các hình thức xét nghiệm sùi mào gà. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề này, các bạn có thể liên hệ đến số điện thoại 0969 668 152 hoặc chọn [Tư vấn trực tuyến] để được các chuyên gia phòng khám hỗ trợ 24/24 giờ.

Có thể bạn quan tâm
[Tổng hợp] các phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà hiện nay
[Chữa sùi mào gà ở đâu tốt] 8 + Địa chỉ chữa sùi mào gà tốt nhất ở Hà Nội
[Bật mí] chi phí chữa sùi mào gà là bao nhiêu - CẬP NHẬT BẢNG GIÁ MỚI NHẤT